5 giải pháp cho doanh nghiệp lớn Việt Nam 2023

 7 thế mạnh của doanh nghiệp lớn

01. Vốn nhiều

Doanh nghiệp lớn đa số được nhà nước bảo trợ có ngân hàng đứng sau, nguồn vốn lớn là thế mạnh.


02. Nhân sự hoàn chỉnh

Do vốn lớn nên nhân sự tuyển dụng được nhiều người tài giỏi, các bộ phận, vị trí có quy trình làm việc rõ ràng như một dây xích bền chắc


03. Có thương hiệu

Thương hiệu càng có giá trị thì lợi thế cạnh tranh càng cao và mang tính bền vững lâu dài. Vì vậy, doanh nghiệp lớn có lợi thế xây dựng chiến lược phát triển giá trị thương hiệu tồn tại trên đường đua dài


04. Có mối quan hệ

Một mối quan hệ hợp tác kinh doanh tuyệt vời giúp doanh nghiệp lớn trở nên tốt hơn, khắc phục những điểm yếu và nâng cao điểm mạnh, lợi thế kinh doanh


05. Có kinh nghiệm

Kinh nghiệm kinh doanh được tích lũy qua một thời gian dài, đóng vai trò to lớn đối với hiệu quả của quá trình phát triển lớn mạnh


06. Chính phủ ưu tiên

Do doanh nghiệp lớn là đầu tàu giữ ổn định nền kinh tế, tạo việc làm và an sinh xã hội. Chính phủ ưu tiên hơn cho doanh nghiệp lớn


07. Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.


3 yếu điểm của doanh nghiệp lớn

01. Ngại đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp đang được xem là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp bứt phát thành công trong kỷ nguyên số. Trong khi doanh nghiệp lớn đang có tính ổn định sẽ không sẵn sàng đổi mới.


Thời đại công nghệ mới, nếu doanh nghiệp dựa vào hào quang cũ không quan tâm đến nâng cấp, cải tiến công nghệ phù hợp sẽ sớm lụi tàn. Nokia, Sony, Yahoo


02. Xem nhẹ các start-up

Trong thời đại internet, doanh nghiệp lớn chỉ có tính ổn định hơn, tuy nhiên trước một sự biến động lớn, start-up có thể thay thế kinh doanh truyền thống nhanh chóng: uber, Grap, Gocheck, Runcar…và Mai Linh.


03. Cồng kềnh

Bộ máy cồng kềnh tốn nhiều chi phí vận hành, thích ứng sự thay đổi kém linh hoạt. Những bất ổn và biến động của thị trường như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, chính sách…tác động không nhỏ đến doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không chuẩn bị cho những biến động này cũng rất dễ rơi vào trạng thái bị động và điêu đứng.


5 giải pháp cho doanh nghiệp hiện đại

01. Trú trọng công nghệ

Tinh gọn bộ máy, áp dụng công nghệ vào chu trình làm việc, quản lý. Lấy công nghệ làm thế mạnh cạnh tranh


02. Tinh gọn bộ máy

Tính gọn bộ máy, nâng cao hiệu suất công việc bằng các công cụ, platform…


03. Đỡ đầu các start-up

Đỡ đầu các start-up, chia sẻ, hỗ trợ biến các start-up trở thành hệ sinh thái, cánh tay nối dài của doanh nghiệp.


04. Chuyển đổi số

Thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các nền tảng công nghệ số


05. Nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo

Nâng cao kiến thức về công nghệ 4.0 để điều hành tốt công ty, doanh nghiệp của mình. Phát triển các chiến lược dài hạn để nghiên cứu và tiếp cận tri thức mới, mở rộng mối quan hệ đối tác kinh doanh.


Lời nhắn nhủ:

” Chúng tôi biết rằng, trước khi trở thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp của bạn cũng đã từng vượt qua rất nhiều rủi ro và thử thách. Đừng ngủ quên trên chiến thắng, thay vì đối đầu, cản trở các start-up, hãy chia sẻ và nâng đỡ cho các start-up để tạo nên những hệ sinh thái kinh doanh do doanh nghiệp của bạn dẫn đầu và bền vững” – CEO Tòng Văn Chiên