7 thế mạnh của doanh nghiệp nhỏ
01. Chiếm 98%
Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người, Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
02. Chính sách nhà nước
Chính sách dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ vay vốn khởi nghiệp, ưu đãi trong lao động, thuế, phí…
03. Bắt nhịp công nghệ
Sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, chuyển đổi số, tiếp thị kỹ thuật số
04. Đa dạng ngành nghề
Việt Nam hiện có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số. Doanh thu của các doanh nghiệp này đạt 18.779 triệu USD, chiếm 13,8% doanh thu chung toàn ngành.
05. Nguồn lao động dồi dào
Việt Nam có 51,2 triệu người (trong tổng dân số gần 99 triệu người năm 2021), thu nhập bình quân 11,5 triệu đồng/lao động/tháng. (5.000 usd/tháng)
06. Thị trường rộng lớn
Với công nghệ và internet phát triển mạnh, có hơn 3 tỷ người online mỗi ngày trên tổng số 7 tỷ người. Chỉ cần tiếp cận thành công 1% số người online là khách hàng, doanh nghiệp sẽ trở thành kỳ lân.
07. Hạ tầng hoàn chỉnh
Vị trí địa lý không còn là yếu tố quyết định. Hiện nay có thể kinh doanh sản phẩm dịch vụ tại bất cứ đâu từ nông thôn đến thành thị do hạ tầng công nghệ và internet phủ rộng.
7 yếu điểm của doanh nghiệp nhỏ
01. Thiếu hụt vốn
Đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn và hoạt động phụ thuộc vào hoạt động vay vốn ngân hàng. Khi ngân hàng siết tín dụng hay tăng lãi suất, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp rắc rối, mỏng manh, đổ vỡ.
02. Thị trường biến động
Tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động, tiềm ẩn những rủi ro khó lường khó đoán định
03. Cạnh tranh khốc liệt
Khởi nghiệp đã khó, cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khốc liệt hơn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ bị kịp giữ start-up, doanh nghiệp lớn.
04. Thương hiệu yếu
Thương hiệu được đánh giá là tài sản rất quan trọng khi chiếm đến 70% giá trị doanh nghiệp. Song, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu lại rất hời hợt.
05. Nhân sự bất ổn
Nhân sự bất ổn luôn luôn là vấn đề đau đầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ do chế độ đãi ngộ, quản lý nhân tài khó khăn, chủ yếu dựa vào mối quan hệ gia đình.
06. Thích nghi yếu kém
Doanh nghiệp khó thích nghi với những biến đổi. 80% lãnh đạo toàn cầu cho biết, dưới tác động của dịch Covid-19, doanh thu và/hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ sụt giảm.
07. Chiến lược kiểu ứng phó
Nước đến chân mới nhảy có nghĩa là không trù liệu từ trước, để việc xảy ra đến nơi mới vội vàng tìm cách đối phó.
8 giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ
01. Sử dụng công nghệ
Đứng trước công nghệ mới kinh nghiệm 1 năm và 20 năm là như nhau. Hãy sử dụng thế mạnh của công nghệ và tốc độ để làm thế cạnh tranh.
02. Tinh gọn bộ máy
Khởi nghiệp tinh gọn giúp những nhà khởi nghiệp và các công ty công nghệ phát triển những mô hình kinh doanh bền vững.
03. Nâng tầm chiến lược
Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Chiến lược đúng mới đạt được thành tựu.
04. Tìm những phân khúc thị trường phù hợp
Phân khúc thị trường là thực hành phân chia thị trường mục tiêu của bạn thành các nhóm có thể tiếp cận. Phân khúc thị trường tạo ra các tập hợp con của một thị trường dựa trên nhân khẩu học, nhu cầu, ưu tiên, lợi ích chung và các tiêu chí tâm lý hoặc hành vi khác được sử dụng để hiểu rõ hơn đối tượng mục tiêu.
Một phân khúc thị trường lý tưởng là: Đo lường được. Đủ lớn để kiếm lợi nhuận. Ổn định, sẽ không biến mất sau một thời gian ngắn. Có thể tiếp cận bởi các chiến lược tiếp thị của bạn. Đồng nhất và đáp ứng tương tự với các chiến lược tiếp thị của bạn.
05. Cạnh tranh về tốc độ
Làm thế nào để cạnh tranh và chiến thắng đối thủ khi bạn không hề có ưu thế hơn họ về giá cả, sự phong phú, đa dạng cũng như quy mô cửa hàng?
Để tồn tại, người kinh doanh cần không ngừng phải cải tiến mẫu mã, giá cả, chất lượng… Điển hình nhất là trong lĩnh vực điện máy, hầu hết doanh nghiệp dường như có chung một chiến thuật là giảm giá.
06. Nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo
Quản lý lãnh đạo luôn bồi dưỡng, đào tạo. mở tầm nhìn và tư duy nâng cao năng lực thường xuyên. Nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo
Nâng cao kiến thức về công nghệ 4.0 để điều hành tốt công ty, doanh nghiệp của mình. Phát triển các chiến lược dài hạn để nghiên cứu và tiếp cận tri thức mới, mở rộng mối quan hệ đối tác kinh doanh.
07. Có tầm nhìn dài hạn về sự phát triển
Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được.
Kết luận
Việt Nam có khoảng trên 93% trong tổng số doanh nghiệp hiên có là doanh nghiệp vừa và nhỏ; cụ thể là 80% các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước.